Đến thời kỳ cải cách và mở cửa nền kinh tế vào đầu thập niên 80, với vị trí là một trong những thành phố cảng mở, Quảng Châu chứng kiến những hoạt động kinh tế sôi động, đời sống của người dân nhanh chóng được cải thiện. Xe máy dần trở thành phương tiện đi lại phổ biến của hàng triệu hộ gia đình. Năm 1982, số lượng xe máy đăng ký ở Quảng Châu tăng lên 8.892 chiếc, trên tổng dân số khoảng 3,2 triệu người. Đa số chủ sở hữu xe máy khi đó là những người làm kinh doanh. Đến năm 1988, số lượng xe máy ở đây đã vượt mốc 100.000 chiếc, với tốc độ tăng trưởng khoảng 40%/năm trong một thập kỷ.
Những lý do được chính quyền thành phố Quảng Châu nêu ra khi cân nhắc cấm xe máy là ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, tăng nguy cơ tai nạn và tử vong, hoạt động xe ôm trái phép, giao thông hỗn loạn, làm xấu hình ảnh của một đô thị hiện đại, nạn trộm cắp, cướp giật và mất an ninh trật tự.
Một thanh chắn bằng thép được đặt ngang đường ở Panyu, Quảng Châu, để chặn xe máy - một biệp pháp “cứng” để thực thi các quy định hạn chế xe máy của thành phố trước khi chính quyền thành phố ban hành lệnh cấm hoàn toàn xe máy
Các công nhân di chuyển một số phụ tùng xe máy tại một bãi xe ở Quảng Châu sau khi chính quyền tỉnh Quảng Đông ban hành lệnh cấm xe máy. (Ảnh: AP)
Hình ảnh điển hình của giao thông Quảng Châu vào giờ cao điểm chiều. (Ảnh: Xinhua)
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn