THỞ THEO PHƯƠNG PHÁP KHÍ CÔNG

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012
1. Tại sao phải tập thở ?

Ngừơi ta từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trút hơi thở cuối cùng luôn luôn phải thở.người bình thường không thể nhịn thở quá 2 phút. Thở còn được gọi là hô hấp (tiếng Hán “hô” là thở ra, “hấp” là hít vào). Bình thường hô hấp đựoc duy trì bởi trung tâm tự động. Nhưng hô hấp cũng luôn biến động để đảm bảo nhu cầu năng lượng luôn thay đổi, vì hoạt động sổng của con ngừời luôn đáp ứng phù hợp với điều kiện thay đổi của môi trừơng xung quanh. Thiên nhiên vốn đã có rất nhiều biến động ảnh hưởng đến con người, ví dụ như: thời tiết, khí hậu, thổ nghi, nhưng môi trường xã hội, nhất là xã hội công nghiệp có quá nhiều căng thẳng, gò ép, độc hại sinh ra các bệnh được gọi là “bệnh của văn minh” như: uể oải, ăn ngủ kém, giảm trí nhớ, giảm sức chú ý, dễ bị kích thích cáu gắt, lo âu, trầm cảm, cao huyết áp hoặc giảm huyết áp, rối loạn dẫn truyền điện tim, điện não mất ổn định, viêm loét dạ dày tá tràng, lão hóa sớm.Các chứng bệnh này thừơng được chăm chữa bằng thuốc men nhưng nhiều khi không giải quyết được căn nguyên lại có nhiều tác dụng phụ, gây tâm lý tiêu cực phụ thuộc vào thầy vào thuốc.Nhưng rất tiếc việc ỷ lại vào thuốc men vào các tiến bộ y sinh học, thậm chí cả lòng tin tưởng vào phép lạ, thuốc tiên, cúng bái còn khá phổ biến trong cộng đồng. Việc điều chỉnh, rèn luyện bản thân để thích nghi với môi trường còn rất bị coi nhẹ. Việc tuyên truyền, học tập các kiến thức có liên quan đến sức khỏe còn rất hạn chế.

Người phương Đông có nhiều phương pháp rèn luyện cổ truyền như YOGA, thái cực quyền, khí công và có thể gọi chung là phương pháp dưỡng sinh. Đây là phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe, tăng khả năng thích nghi giúp con người có khả năng thể lực và trí lựac cao nhất, tiêu hao năng lượng tiết kiệm nhất trong mọi lao động nặng nhọc phức tạp nhất. Đồng thời dưỡng sinh xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao ý chí và bản lĩnh ứng xử, làm giảm các cảm xúc âm tính (buồn lo, tức giận), tăng các cảm xúc dương tính (vui vẻ, rộng lượng, vị tha, hướng thiện), bảo vệ, lập lại cân bằng âm dương (mất cân bằng âm dương là nguyên nhân của mọi loại bệnh tật). Vì vậy dưỡng sinh không chỉ cần thiết với người già, người có bệnh mà nó còn cần cho cả những người khỏe nhất và chính dưỡng sinh tạo ra những người khỏe nhất.
Luyện tập dưỡng sinh là để chủ động điều chỉnh hoạt động của cơ thể. Chúng ta không thể chủ động điều khiển được tất cả các bộ phận trong cơ thể. Chẳng hạn như tim đập nhanh hay chậm, dạ dày co bóp hay không thì ta không trực tiếp điều chỉnh được. Nhưng phần nào, ít hay nhiều, ta có thể điều khiển được 3 khâu trong hoạt động của chúng ta là hơi thở, ý nghĩ và hoạt động cơ bắp (tức là luyện khí, luyện ý và luyện hình). Luyện khí là cơ bản cốt lõi, luyện ý cũng phải thông qua luyện khí và muốn phát huy hết hiệu quả của luyện hình cũng phải kết hợp với luyện khí.
Con người sống trong xã hội thường ít vận động cơ bắp, có quá nhiều lo buồn, nghịch cảnh, độc hại gây nên rối loạn tâm lý, trong đó có rối loạn hô hấp. Cách đây 5000 năm đạo YOGA đã xác định rằng con người ta sinh ra biết ăn, biết đi, biết nói nhưng không biết thở. Vì vậy thở là khâu then chốt trong tất cả các phương pháp tu luyện cổ truyền phương đông. Thở gắn kết con người và vũ trụ, tác động qua lại giũa tâm lý và sinh lý, điều hòa âm dương, khơi dậy tiềm năng, đẩy lùi bệnh tật.
Từ trứơc công nguyên, sách NỘI KINH TỐ VẤN đã viết: “hô hấp là sống, hô hấp kém là sống kém”. Do vậy , ta cần phải thở sâu, rèn luyện thân thể và tinh thần để đạt được chân khí; dưỡng thần tích cực, dự phòng tích cực thì ít khi dung đến thuốc.

2.Thở như thế nào cho đúng?

Thở bụng như một hài nhi là lối thở tự nhiên, chưa bị tác động của cuộc sống với nhiều yếu tố gò ép làm cho sai lệch dần.
Thở bụng có khả năng hấp thu khí vào nhiều hơn thở ngực nhờ có động tác hạ thấp cơ hoành để mở rộng them thể tích lồng ngực về phía dưới và tống khí thở ra triệt để hơn bằng động tác dâng cao cơ hoành do thót bụng.
Thở bụng có tác dụng độc đáo ở chỗ vận động được khí của vùng đan điền được coi là vùng bể khí (khí hải) do tích tụ nhiều máu của cơ thể (vùng trong lực) và chứa các cơ quan tieu hóa có hoạt lực cao nhất với những càm giác mạnh nhất như cơ quan sinh dục, bài tiết , tiêu hóa và một loạt đám rối thần kinh quan trọng. Hoạt tính, trương lực, cảm giác của những cơ quan này là dạng khí cực kỳ quan trọng (không phải khí thở) mà nếu vận dụng khéo thông qua thở bụng sẽ đảm bảo được đièu hòa khí và huyết từ các vùng này lên nuôi dữơng cho các cơ quan ở các vùng trên, trong đó các cơ quan có chức năng quan trọng đối với toàn cơ thể là não và tim.
Ngoài ra, phía trên lồng ngực , hai vai gắn với hai cánh tay phải đảm đương nhiều việc khéo léo, chính xác. Nhiều khi để thực hiện những động tác này phải nín thở rất mệt. Biết thở bụng thì không bao giờ phải nín thở cả.
_ Hơi thở phải nhỏ và êm, liên tục và nhẹ nhàng, khoan thai và sâu dài, không được gò ép mà tùy theo cảm giác, nhu cầu và quá trình luyện tập phải ngày một chủ động, làm nhịp tim chậm hơn và luôn đều đặn. Tập thở ở tư thế tĩnh không phải là để cung cấp nhiều oxy hơn; trái lại , ngồi yên mà đưa vào nhiều oxy quá, khử đi nhiều khí cacbonic quá thì độ axit trong huyết sẽ giảm và độ kiềm tăng quá mức (mất cân bằng kiềm toan) sẽ gây ra chóng mặt. Vì vậy, cần thở sâu nhưng phải rất chậm. Đây là vận dụng hơi thở để tác động ngược lại lên thần kinh và các bộ phận khác. Lúc thần kinh bị kích thích, hơi thở cùng các bộ phận khác đều rối loạn. Khi đã điều hòa được nhịp thở thì hoạt động của các co quan, bộ phận dần dần cũng được điều hòa, cân bằng trở lại.
_ Nhắm mắt, tập trung ý thức vào nhịp thở để thư giãn tinh thần: ý thức con ngừoi thường xuyên bị nhiều tác nhân kích thích gây căng thẳng, do đó cần tạo điều kiện cho nó được thư giãn, nhưng không thể bằng nghỉ ngơi thụ động vì “thân nhàn tâm bất nhàn”. Thở là biện pháp sinh lý, tự nhiên nhất để ta tạp trung vào nó khiến quên đi các kích thích bất lợi. Người châu âu cũng có quan niệm là làm chủ được hơi thở của mình là làm chủ được tình thế. Thở đúng không chỉ nhằm lấy được nhiều oxy mà điều quan trọng hơn là đảm bảo cho cơ thể sử dụng oxy hợp lý nhất. Ở tế bào các chất dinh dưỡng, nhờ phản ứng oxy hóa- khử tạo ra năng lượng nhưng cũng tạo ra các gốc tự do gây hại cho tế bào, gây lão hóa và gây ung thư. Thở lập lại cân bằng âm dương, chống rối loạn quá trình oxy hóa- khử, chống lão hóa. “Chuyên khí chí nhu” là chuyên tâm về khí để cơ thể được thư giãn, mềm mại như trẻ thơ. Thân thể trẻ thơ là một thể thuần dương nên khí vượng. khí vượng thì huyết đầy đủ. Khí huyết càng đầy đủ thì gân bắp càng mềm dẻo. Từ tráng đến lão, khí huyết ngày càng giảm, gân bắp ngày càng thoái hóa. Như vậy đường lối dưỡng sinh là thực hiện sự nhu nhuyễn, kéo dài thời gian xung khí của giai đoạn tráng niên và trì hoãn giai đoạn suy thoái của tuổi già.
Hai nhà khoa học lão thành là BS NGUYỄN KHẮC VIỆN VÀ GS TÔ NHƯ KHUÊ, bằng các phương pháp y sinh học, xã hội học đã khẳng định cơ sở khoa học của phương pháp dưỡng sinh và đồng thời cũng là hai tấm gương bền bỉ rèn luyện, hai ngừơi thầy luôn tha thiết với vấn đề sức khỏe cộng đồng. Để dễ hiểu, dễ nhớ dễ đi vào quần chúng, hai thầy đã truyền bá bài vè tập thở:

Thót bụng thở ra Mặt phật ung dung
Phình bụng thở vào Tâm thần thanh thản
Êm, chậm, sâu, đều Kiên trì bền bỉ
Toàn thân thả lỏng Đứng ngồi hay nằm
Tập trung theo dõi Ở đâu cũng được
Thoải mái tự nhiên Lúc nào cũng được.

( Theo TheBee )
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn