Thế giới trong những thập niên 70 và 80 bị chấn động bởi sự ra đời của chiếc PC. Vào thời điểm này, kỹ nghệ computer đã được thu gọn lại đến mức có thể dùng được thoải mái trong nhà. Khi số người sử dụng computer dần tăng, những phần tử bí ẩn mang tên “hackers” cũng phát triển theo. Cái tên được đặt bởi tạp chí Newsweek vào năm 1983 này bao gồm thành phần users thích tìm tòi đào bới thay vì sử dụng bình thường, họ là những người thích vui nghịch và hiếu kỳ, có tính chấn chủ nghĩa cá nhân và thông minh, yêu thích computer và network. Họ cũng là cơn ác mộng của các system adminstrator, dịch vụ bảo mật, và ngay cả cơ quan FBI.
Series này của Nicolas Aguila mang chúng ta ngược thời gian về lại thời điểm cũng những nhân vật được xem là thần thánh trong giới computer, những người có khả năng phá vỡ bất kỳ kỹ nghệ bảo mật nào thời bấy giờ, và cũng là những mục tiêu trong những cuộc truy đuổi gắt gao trong thế giới điện tử.
Người đưa tin gửi đến độc giả 10 cuộc tấn công của hackers được đánh giá là “nổi tiếng nhất qua mọi thời đại”.
1. Đầu những năm 1990: Kevin Mitnick, hay còn gọi là “chúa tể các hacker”, đã đột nhập thành công vào hệ thống máy tính của các công ty truyền thông và kỹ thuật lớn trên thế giới như Nokia, Fujitsu, Motorola, Sun Microsystems.
Nhân vật này bị Cục điều tra liên bang Mỹ FBI bắt giữ năm 1995 và được trả tự do năm 2000. Mitnick không bao giờ gọi hành động của mình là hack mà gọi là “social engineering” – dùng thủ các thủ đoạn lừa gạt người sử dụng để có được thông tin đăng nhập hoặc khai thác hệ thống.
2. Tháng 11/2002: Một thanh niên người Anh tên là Gary McKinnon bị bắt do đã tấn công vào hơn 90 máy tính của quân đội Mỹ đặt tại nước Anh.
Hiện tại McKinnon vẫn đang phải trải qua thời gian thử thách tại Anh để không bị dẫn độ sang Mỹ, nơi anh ta bị truy nã.
3. Năm 1995: Một thanh niên người Nga tên là Vladimir Levin đã trở thành người đầu tiên tấn công vào hệ thống mạng ngân hàng để rút tiền.
Vào đầu năm 1995, Levin đã tấn công vào Ngân hàng CityBank và rút ra được 10 triệu USD. Sau đó Levin đã thực hiện việc chuyển tiền vào tài khoản của mình tại Mỹ, Phần Lan, Hà Lan, Đức và Israel. Interpol bắt được anh ta tại Anh.
4. Năm 1990: Khi một đài phát thanh ở khu vực Los Angeles công bố một cuộc thi với giải thưởng dành cho người thứ 102 gọi tới đài, Kevin Poulsen đã tấn công vào mạng lưới tổng đài của thành phố nhằm làm cho mình trở thành người gọi thứ 102 để đoạt giải thưởng.
Poulsen bị bắt một năm sau đó và chịu án 3 năm tù. Nhân vật này hiện là biên tập viên uy tín của tờ báo công nghệ Wired News (Mỹ).
5. Năm 1983: Lại là Poulsen, khi còn là một sinh viên anh ta đã tấn công vào mạng Arpanet, tiền thân của mạng Internet. Arpanet là một mạng lưới máy tính toàn cầu, Poulsen đã phát hiện ra một lỗ hổng trong cấu trúc của mạng này và tạm chiếm quyền điều khiển mạng mở rộng của nước Mỹ.
6. Năm 1996: Một hacker người Mỹ đã đặt một phần mềm có chứa 6 đoạn mã phá hoại vào mạng máy tính của hãng Omega Engineering, một công ty chuyên cung cấp các thiết bị quan trọng cho NASA và quân đội Mỹ.
Đoạn mã cho phép một quả “bom logic” hoạt động và hủy hoại phần mềm điều khiển sản xuất của hãng Omega, khiến công ty này thiệt hại tới 10 triệu USD.
7. Năm 1988: Robert Morris, 23 tuổi, vừa tốt nghiệp Đại học Cornell, là người đầu tiên trên thế giới phát tán sâu phá hoại lên mạng internet. Morris đã tung một đoạn mã dài 99 dòng lên mạng internet nhằm mục đích thử nghiệm, nhưng thực tế, đoạn mã này phát tán đến đâu là hủy hoại các máy tính đến đó. Các máy tính ở nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới đã bị phá hoại. Morris đã bị bắt năm 1990.
8. Năm 1999: Virus Melissa là một trong những dạng virus đầu tiên trút cơn tàn phá trên khắp thế giới. Được viết bởi Davids Smith, Melissa đã phát tán ra hơn 300 công ty trên toàn thế giới và phá hủy gần như toàn bộ mạng lưới máy tính của họ. Thiệt hại ước tính gần 400 triệu USD. Smith bị bắt và phải ngồi tù 5 năm.
9. Năm 2000: MafiaBoy, một cậu nhóc chỉ ở tuổi vị thành niên đã tấn công vào những website lớn nhất trên thế giới như eBay, Amazon và Yahoo từ ngày 6/12 đến ngày Valentine năm 2000.
Cậu ta đã đột nhập vào hơn 75 máy tính trong 52 mạng máy tính
khác nhau nhằm dùng chúng để thực hiện tấn công từ chối dịch vụ. Cậu ta đã bị bắt vào năm 2000.
10. Năm 1993: Năm 1993, một nhóm tự xưng là “
Những bậc thầy lừa gạt” đã xâm nhập vào hệ thống tin học của một loạt tổ chức tại Mỹ như Cục an ninh quốc gia, hãng viễn thông AT&T, ngân hàng Bank of America.
Sau khi hack thành công, bọn họ thiết lập một hệ thống “tầm gửi” cho phép gọi điện thoại đường dài quốc tế thoải mái và có thể sử dụng “chùa” nhiều kênh liên lạc thuê bao cá nhân.
Minh Việt/ Nguoiduatin.vn
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn