Uốn cây theo chủng loại và thời điểm

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012
Trong chúng ta - những người đã biết chơi cây, biết uốn cây - có lẽ ai cũng đã từng cầm những sợi dây nhôm để uốn sửa những cây bonsai cuả mình được theo như tiêu chuẩn họăc theo như ý riêng của mình. Tuy nhiên một số người do chưa để ý kĩ lắm về sinh lí riêng của từng lọai cây nên không hiểu vì sao sau khi uốn cây lại gặp các trường hợp chi chết bỏ cành, hay thậm chí chết nguyên cây.
Hình minh họa
Để tránh các trường hợp như vậy chúng ta phải để ý đến đặc điểm từng lọai cây để có cách thức uốn và thời điểm uốn cho thích hợp.
Bài này sẽ nói về cách thức uốn dây cho một số chủng loại hay gặp và thời điểm uốn để giúp các bạn tránh làm chết chi, hay chết cây đồng thời đạt được kết quả tốt nhất để có được 1 tác phẩm như ý:
Về thời điểm nói chung là chọn lúc nào cây chuẩn bị bước vào thời kì phát triển mạnh thì uốn là thời điểm tốt nhất bình thường là mùa hè và mùa xuân. Và TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC LẶT LÁ UỐN CHI KHI LÁ CÒN NON.
Còn về chủng loại Tổng hợp có thể chia ra làm 2 lọai cây để chọn cách thức uốn:
- Đối với lọai cây xanh quanh năm thì quấn dây vào thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân).
- Đối với loại cây rụng lá theo mùa thì vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông).
Nói riêng về một số chủng lọai có một số cần chú ý sau:
- Các lọai tùng hay lọai lá kim, lá dài như Vạn niên tùng, dương, thanh liễu, ngọa tùng, duyên tùng, thông … thì không được lặt lá hoặc thay chậu trước khi uốn.
- Các lọai cây xanh quanh năm hoặc xanh với thời gian dài như sanh si, kim quýt khi lặt lá để uốn nên chú ý : không lặt hết mà phải chừa lá lại hoặc cắt nửa lá già nếu cây còn non, hoặc phải lặt hết tòan bộ lá đối với cây già.
- Mai chiếu thủy: cũng phân làm 2 lọai:
+Loại xanh quanh năm như Thanh mai, kim thanh mai, lá tứ, kim lá tứ, đuôi chồn…không nên lặt lá khi uốn
+Loại rụng lá theo mùa như lọai lá kim: thì khi thấy lá vàng khỏang 20% thì phải lặt tòan bộ, nếu không cây sẽ ttự động bỏ chi, hay yếu dần, sau khi lặt có thể uốn ngay.
+Riêng lọai lá trung và lá lớn uốn khi đã lặt hết lá già.
- Sam núi: Uốn khi chi còn xanh hoặc hơi sẫm màu.
- Các lọai cây da mỏng như Khế, Sơri, Bông giấy…không nên lặt lá khi uốn, Phải uốn cong từ từ trong 1 thời gian, không nên uốn ngay, khi uốn tránh làm da bị “vỡ nước” sẽ gây bỏ cành.
- Linh sam, hoặc các lọai cây dễ bị trả lại vị trí cũ sau khi tháo dây: Để tránh trường hợp uốn không bị trả lại, khi uốn phải chú ý vừa uốn vừa xoắn vặn, tại các điểm cong khi uốn chú ý uốn quá điểm cong mình mong muốn cho đến khi nghe phần gỗ bên trong hơi “chuyển mình” thậm chí hơi bị rạn da 1 chút rồi uốn lại điểm mình định làm.
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn