Khoảng thời gian cuối thế kỷ 20, phần đông quần chúng không còn nhìn nhận Tây y là sự lựa chọn duy nhất của ngành y tế. Tây y trị chứng nhiều hơn trị bệnh. Nhiều người cho rằng Tây y là một ngành kinh doanh sức khỏe nên phương pháp trị liệu và thuốc men của Tây y tốn kém, không phải ai cũng sử dụng được, đặc biệt là người nghèo. Điều này tạo điều kiện cho các ngành y học cổ truyền được khôi phục, những môn y khoa bổ sung được hình thành và trưởng thành.
Khuynh hướng mới, mở rộng tối đa các phương pháp điều trị thúc đẩy sự hình thành của nhiều cơ sở nghiên cứu và điều trị bằng Y học bổ sung như trường Đại học Quốc tế mở rộng Y Học Bổ Sung (OIUCM) tại Colombia, Sri Lanka, Trung tâm Quốc gia Y khoa thay thế và bổ sung Hoa Kỳ (NCCAM), Cơ quan Y khoa bổ sung Úc châu… Điều này cho thấy tại các quốc gia phát triển, ngành Y học bổ sung được nhìn nhận và có được bước phát triển song hành cùng ngành Y học truyền thống. Cách ngành y học bổ sung thoạt nghe xa lạ, nhưng thực ra rất gần gũi với phương pháp trị liệu của Á đông và Việt Nam ta. Nó bao gồm các ngành Đông y (dược thảo), Châm cứu, bấm huyệt, Thiền, Yoga, Trường năng lượng, Liệu pháp dưỡng sinh bằng Vitamin…
Ngày 24.2 vừa qua, Trung tâm giao lưu Văn hóa Quốc tế UNESCO đã tổ chức buổi Hội thảo khoa học và tọa đàm Y học bổ sung và Sức khỏe cộng đồng tại TP.HCM. Tham gia hội thảo, nhiều giáo sư, tiến sĩ uy tín đóng góp bài tham luận như Giáo sư TSKH Đào Vọng Đức (nguyên Viện trưởng Viện Vật Lý – Bộ Khoa học Công Nghệ), Phó Giáo sư Tiến sĩ Đoàn Thị Băng Tâm (Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Lương thực Thực phẩm An toàn, Hội Liên hiệp Khoa Học Kỹ Thuật), BS Nguyễn Thị Kim Hưng – Nguyên Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng TP.HCM)
Thông qua các bài tham luận tại Hội thảo, các chuyên gia khẳng định: không một ngành y học riêng lẻ nào có khả năng chữa trị tất cả các bệnh và đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của từng người. Ngành Y học bổ sung phát triển không phải là mối đe dọa của ngành Tây y. Ngược lại, việc phối hợp các ngành y học làm tăng sức khỏe và sự an lạc bằng cách phối hợp những ưu điểm của Tây y và các ngành y học bổ sung để đạt cân bằng trong tất cả yếu tố đóng góp vào việc bảo vệ hoặc cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất. Y học bổ sung chú trọng cách phối hợp dinh dưỡng có nguồn gốc tự nhiên để đảm bảo sức khỏe con người. Đồng thời, các chuyên gia cũng chú trọng vai trò của Thiền và Yoga trong việc mang lại sự cân bằng tâm lý và thể lý, giúp con người tự bảo vệ trước những áp lực, khó khăn của cuộc sống hiện tại
Tại hội thảo, Tiến sĩ Phạm Văn Hồi thuộc Viện nghiên cứu Năng lượng vũ trụ mang lại cho các quan khách tham dự sự ngạc nhiên thú vị khi trình bày những ứng dụng trị bệnh bằng phương pháp châm cứu cho các bệnh nhân nặng và hóa giải chất Dioxin. Có mặt tại hội thảo, anh Trần Xuân Tưởng (Hà Nội), từng bị bại liệt nặng chỉ nằm một chỗ do di chứng Chất độc màu da cam, ay nhờ châm cứu đã đi lại được, đã lấy vợ và sinh con. Đến nay, sức khỏe anh khá tốt, dù đi lại còn khó khăn nhưng sự phục hồi của anh là một minh chứng cho sự hiệu quả của Y học bổ sung
Không chỉ mang lại sức khỏe cho cộng đồng, Năng lượng vũ trụ của ngành Y học bổ sung còn được ứng dụng trong lĩnh vực Nông nghiệp. Phó giáo sư- Tiến sĩ Đoàn Thị Băng Tâm (Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Lương thực Thực phẩm An tòan, Hội Liên hiệp Khoa Học Kỹ Thuật) đã trình bày cho mọi người cùng thấy sự thú vị của Năng lượng vũ trụ trong việc trồng lúa, rau cải, cây ăn trái, chăn nuôi… giúp nông sản sạch, năng suất ổn định, giảm chi phí sản xuất. Trước đây, bà cũng từng triển khai đề tài khoa học "Nghiên cứu tác động sinh học đối với cây lúa" và đã thành công khi đưa ra thị trường giống lúa trồng nhờ vào Nhân điện. Từ thành công này, bà và một số nhà khoa học tiếp tục triển khai ứng dụng Năng lượng vũ trụ vào trồng trọt và chăn nuôi cây màu, gia cầm, gia súc... và đạt kết quả khả quan. Vấn đề này có thể được nghiên cứu sâu hơn, và có thể mở ra một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp
GS Phạm Văn Chính - Việt kiều Hoa Kỳ tham gia Hội thảo khoa học Chẩn trị bệnh bằng phương pháp Y học bổ sung do Trung tâm UNESCO Hỗ trợ sức khỏe cộng đồng tổ chức tại Hà Nội ngày 4-4-2008
Theo www.khoahoc.net
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn