Ngũ cầm hí

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012
Từ những ngàn năm trước đây, người Trung Hoa đã biết con người có một năng lực nội tại, nếu biết cách phát huy những khả năng tiềm ẩn bên trong con người thì sức khoẻ sẽ trở nên mạnh hơn, phòng tránh các bệnh tật, năng lực siêu nhiên đó là Khí, Khí là nguồn năng lực sống, nó luôn luôn luân lưu trong khắp cơ thể, đi qua các kinh mạch, vào phủ tạng. Nó được thể hiện dưới cả hai dạng Vật chất và Tinh thần.



Từ những ngàn năm trước đây, người Trung Hoa đã biết con người có một năng lực nội tại, nếu biết cách phát huy những khả năng tiềm ẩn bên trong con người thì sức khoẻ sẽ trở nên mạnh hơn, phòng tránh các bệnh tật, năng lực siêu nhiên đó là Khí, Khí là nguồn năng lực sống, nó luôn luôn luân lưu trong khắp cơ thể, đi qua các kinh mạch, vào phủ tạng. Nó được thể hiện dưới cả hai dạng Vật chất và Tinh thần.

Ngũ cầm hí là môn Khí công động dựa trên cơ sở vận động của 5 loại vật: Hùng (Gấu), Hạc (chim Hạc), Hổ (Cọp), Viên (Khỉ) và Lộc ( Nai). Luyện tập Ngũ cầm hí có tác dụng khai thông kinh mạch, điều hoà khí huyết, từ yếu tố này sẽ nâng cao thể trạng cơ thể giúp người tập luyện khoẽ mạnh, vững chắc, nhanh nhẹn.

Ngày nay, khi cuộc sống mỗi ngày con người ta sống trong một thế giới văn minh hiện đại, họ quên đi những cái của tiền nhân để lại , họ chỉ biết tiền tài danh vọng và họ muốn những cái có mau chóng không tốn nhiều thời gian, nhưng điều này đả làm mất đi những tinh hoa của tiền nhân để lại cho con người một bài thuốc quý không phải mất tiền mua , muốn mua cũng không phải là có được, mà là phải do hành giả đó có chuyên cần tu luyện thì mới có. Do vậy khi đời sống đã nâng cao thì ta lại càng nên chú ý nhiều hơn đến vấn đề sức khoẽ hơn. Sức khõe không phải tự nhiên mà có trong một sớm một chiều, học vài ba ngày mà thành công, hoặc mượn một năng lực siêu nhiên nào đó làm cho mình mà hiện nay rất phổ biến khắp nơi. Đó chỉ là tự kỵ ám thị mà họ cho là sức khõe siêu phàm, nếu điều này mà dể dàng thì có lẽ xã hội này chẳng có ai bệnh tật, bác sĩ thất nghiệp bỏ nghề y. Do vậy chuyên cần tập luyện Ngũ cầm hí đòi hỏi phải tập luyện lâu dài theo thời gian mỗi ngày thăng tiến chứ không thể nói tập cho vui hay tập theo phong trào, nếu tư tưởng thiển cận như vậy cho dù có tập cũng khó thành công

NGUỒN GỐC:
Có nguồn gốc từ thời cổ đại.Theo ghi chép lại trong sử sách thì vào thời đó Trung quốc có nhiều sông ngòi, khí hậu ẩm thấp làm cho nhiều cư dân nơi đây mắc bệnh về khớp, để khắc phục điều này người dân nơi đây đã tạo ra các vũ điệu giúp mọi người vận động một cách tự nhiên, những vũ điệu này là những dấu hiệu đầu tiên của khí công cổ đại Trung quốc. Căn cứ vào tư liệu bây giờ thì sớm nhất là từ thời Nam Bắc triều, trong "dưỡng sinh diên mệnh lục" của Đào hoàng Cảnh viết, cuối đời Đông Hán có thể cho rằng các động tác Ngũ cầm hí do Hoa Đà sáng chế, nhưng độ khó tập luyện rất lớn. Từ đó về sau, trong các tác phẩm nổi tiếng như "Di môn quảng độc - Xích phượng thuỷ" của Chu Lữ Thanh đời Minh. "Vạn thọ tiên thư - Đạo dẫn Thiên" của Tào Vô Cực đời Thanh. "Ngũ cầm Hí công pháp đề thuyết" của Đế tích Phan . . . đều dùng hình thức dùng chữ và hình tương đối chi tiết để mô tả công pháp luyện tập Ngũ cầm hí. Những công pháp này so với "Duỡng sinh diên mệnh lục"đều có những khác biệt thêm bớt tương đối lớn, động tác Ngũ cầm đều là đơn thức. Những tư liệu quý giá này là những căn cứ quan trọng cung cấp cho đời sau nghiên cứu
Với đặc điểm của Ngũ cầm Hí, phối hợp học thuyết tạng phủ kinh lạc của đông y, không những có tác dụng chỉnh thể đối với sức khoẻ, mà còn có công hiệu riêng mỗi một Hí, mô tả cái uy mãnh của con Hổ; cái an nhàn thoải mái của con Nai;cái trầm tỉnh của con Gấu;cái linh hoạt của con Vượn; cái nhẹ nhàng sắc bén của con Chim Hạc, ẩn chưa thần thái của Ngũ cầm Hí là hình thần đều chu đáo, ý khí theo nhau, nội ngoại hợp nhất

Phương pháp tập luyện

Do sự kinh nghiệm riêng bổn thân, và của cổ nhơn, luyện Ngũ Cầm Hí phải thuần hai điều:
I). Luyện theo Hình Ngũ Cầm, tức diễn tả các động tác giống như động tác của con vật, phải hoàn toàn giống không gượng gạo.
II). Luyện Ý cho kịp Hình, tức tay chân buông duỗi thì Ý phải lỏng lơi, tay chân co rút thì Ý cũng theo vào. Làm thành nhẹ, nặng, chậm chạp, lanh lẹ, uyển chuyển, v.v... đều dùng Ý theo Hình.
- Sau cùng là hơi thở điều hợp với động tác cho nhịp nhàng, thời sự luyện tập đã đạt được như ý rồi vậy. 
Theo ý kiến nhiều hành gia, muốn tập cho mau tiến bộ, phải có dịp ngắm nhìn những động tác của 5 con vật mà bài học đã nháy theo động tác của Nó, như vô Sở Thú nhìn con coi Gấu đi, Cọp bước, Vượn giỡn, Nai chạy và Cò sống ngoài đồng
Những chỉ dẫn trên cũng hay, nhưng đối với nhiều học giả chắc chẳng có đủ thì giờ và phương tiện ngồi ngắm thú cầm để mô phỏng động tác của nó. Vậy cứ theo lời giảng của soạn giả mà linh hoạt tập luyện thì trong thời gian sẽ thuần thục. Ý dẫn động tác, Khí theo động tác thu, phát, co rút hoặc buông lơi... thì đã thành công hữu dụng.

Muốn được Hình dẫn Ý Khí kịp tới, hay nói cách khác Ý tới Hình tới Khí tới, thì thân thể và tứ chi phải cực kỳ nhu nhuyển, linh hoạt. Muốn có thân thể như vậy theo phương pháp của Tiên gia chỉ có cách tập Ngũ Cầm hí hoặc Thái Cực Quyền mới có được.

Trên đây là tất cả bí quyết về cách luyện tập, Học giả đã rõ vậy có thể bắt đầu thực hành được rồi đó. Cách luyện cũng theo nguyên tắc tiệm tiến học từ động tác một của một Cầm; khi thuộc thuần một Cầm thì học tới Cầm kế, tuần tự hết 5 Cầm. Khi đã làu thông Ngũ Cầm múa lên như thú giởi, kinh mạch thuần nhuận, khí huyết lưu thông thì bệnh gì mà không tiêu trừ, thân nào mà không trường thọ. Người ta sở dĩ chết yểu chỉ vì Kinh Mạch bế tắc mà ra, người ngu dốt làm biếng làm sao mà không chết non được.

15 Điều Cần Nhớ Khi Luyện Công

1. - Tùng tĩnh tự nhiên, tức khi luyện công thân thể và tứ chi để tự nhiên mà linh hoạt, linh mẫn.
2. - Ý Khí hợp nhất, tức sự hô hấp tiến hành chậm chậm theo ý niệm, đều, nhẹ sâu xa theo từng động tộc...
3. - Động tĩnh tương kiêm, Động chỉ ngoại động và động của Nội khí, Tĩnh cũng gồm cả ngoại tĩnh tức thân tĩnh, và tinh thần cũng tĩnh, tâm tĩnh...
4. - Thượng hư hạ thực, từ rốn trở lên phải hư linh (nhẹ) từ rún trở xuống trầm thực, chú ý tới Đan Điền, tức khí trầm Đan Điền.
5. - Tuần tự tiệm tiếng, từ từ mà tiến bộ không vọng tưởng ham nhanh.
6. - Thần Hình hợp nhất, phải làm từ Hình của động tác giống mà cả thần thái cũng giống, với tính năng của Ngũ Cầm.
7. - Động tác viên hoạt, đa số động tác trong Ngũ Cầm Hí đều đi theo đường cong, xoắn ốc, đường dợn sóng... đó là viên (tròn). Động tác Viên phải liên tục dù bên ngoài hình đôi khi thấy dứt mà ý vẫn còn...
8. Miên man hàm xúc, tức tập chậm chạp, cho hô hấp nhẹ nhàng và dài hơi, hàm xúc là làm đến độ từ bên ngoài nhìn vào chẳng thấy sức lực.
9. - Luyện tập thứ tự, chỉ luyện một hí của một cầm nào đó thôi, cho thuần thuần mới luyện tới hí khác. Thường thì luyện Hùng hí trước, kế tới Hạc, Lộc, Hổ, Viên. Nhưng luyện để trị bệnh luyện Hùng xong tới Hạc còn Lộc, Hổ, Hầu hơi khó phải dành về sau.
10. - Phối hợp hô hấp với động tác, thở hít tự nhiên cho tới đạt được vong tức tức quên thở.
11. - Tốc độ động tác và số lần luyện tập, mỗi động tác cần 8 giây. Về số lần nếu chỉ luyện một Hí thì có thể luyện 3 - 5 lần. nếu luyện đủ 5 Hí chỉ cần luyện qua một lần. Nhưng nếu người có sức khỏe có thể luyện vài ba lần, ngược lại người quá bạc nhược chỉ luyện vài động tác cũng đủ. Như vậy mỗi sáng chỉ mất độ 10 đến 30 phút để tập luyện.
12. - Khi luyện công phải làm tới "Tam Ổn", là Ổn khởi, Ổn luyện, Ổn thu, Tức bắt đầu chậm chậm, rồi tập chậm đến hơi nhanh, khi muốn ngưng cũng từ từ chậm lại rồi mới ngưng, đừng làm gấp.
13. - Không nên luyện công khi bụng đói quá hay no quá, mệt quá cũng như phấn khởi quá, hoặc hoang mang quá cũng chớ nên luyện. Làm tiểu tiện xong mới luyện, mặc đồ sạch sẽ, rộng rãi, luyện chỗ thoáng khí và đừng để ra mồ hôi quá nhiều tránh chỗ gió lớn.
14. - Phải nghĩ chân chính, không nghĩ vơ vẩn khi luyện công, tức tập trung ý chí vào động tác và khí lực khi luyện.
15. - Thường luyện, tức thường xuyên luyện tập không được bỏ dở, tâm phải ham muốn lâu dài, và lòng tin tưởng phải sâu xa và chẳng ham gấp để rồi bỏ dở. Luyện vào buổi sáng và tối là tốt nhất.

Hùng Hí

YẾU LĨNH: Hùng hậu, trầm ổn kỵ phiêu linh.

Tính của Gấu hùng hậu trầm ổn, bề ngoài trông nặng nề, khi bước đi yểu điệu như không có xương, nhưng trong sự nằng nề hàm chứa khinh linh (nhẹ và linh hoạt). Cho nên khi luyện phải thể hiện các đức tính đó.

THỨC DỰ BỊ: Đứng thẳng hai tay buông xuôi hai bên đùi, vai chỏ trầm, mắt nhìn bằng tới trước như Hình I. Kế, chân trái bước sang hướng trái một bước khoảng cách giữa hai bàn chân rộng bằng vai đứng thẳng nhưng hai gối hơi rùn một chút (hơi hơi thôi), bàn tay mở rộng ra, hổ khẩu tròn, các ngón còn lại khít tự nhiên, cất mũi bàn tay lên phía trước rồi từ từ xoay vào cho hai mũi bàn tay đối nhau, đoạn hai tay nâng song chưởng lên ngang ngực. Dừng lại độ 6 giây, sau đó hạ song chưởng xuống trước Đan Điền. Trong lúc răng miệng khít kín tự nhiên, mũi thở bình thường (Hình 2-3-4-5). Tập lại 5 đến 7 lần từ hình 2-4 cho quen. Nhớ, khi dẫn động song chưởng thì tinh thần nội thâu, tức chú đến động tác đang làm không nghĩ hời hợt việc khác. Thức Dự Bị này dùng cho mọi Hí sẽ học trong Ngũ Cầm Hí. Vận động đưa tay lên xuống như đè lên quả banh nhỏ trên mặt nước vậy.

1. - Hùng Bộ Thế

Chuẩn bị như hình 5, đầu hơi đưa tới trước, nhưng cầm hơi ngước lên, chân trái đưa về sát chân phải đồng thời xoay về hướng trái 45 độ, bàn chân trái chạm mũi bàn chan xuống đất gót nhó, cả hai chân co nhẹ nơi gối, song chưởng thu lại thành Quyền hư (nắm nhẹ không vận sức) thở ra như hình 6. Kế chân trái bước tới hướng trước một bước ngắn (nửa bước thường) hít hơi vào, chân phải đưa lên nhón gót sau chân trái một chút như hình 7-8. Thở ra. Kế hít hơi vào đoạn chân phải bước lên... như hình 7-8 nhưng đổi chân. Khi dừng thì thở ra. Trên là luyện đùi và chân, chú trọng khí lực ở chân "căn khí" nên bước tới phải từ từ cực chậm chạp mà uyển chuyển mới đúng.

2. - Cảm Vận Thế

... tiếp thức trên. Hai tay, hông, xương thắt lưng (hông), hai chỏ, hai gối, hai mắt cá, theo vai phải xoay nhẹ theo đường trôn ốc từ trái sang phải 5 lần. Khi dẫn động thả lỏng mọi khớp xương cho toàn thân rung rinh... Kế chân trái bước tới nửa bước, chân phải bước theo đặt sau (thật từ từ), rồi vai trái dẫn động theo đường xoắn ốc cho thân thể cùng xoay theo đường đối nghịch với vẫn động vừa tập 5 lần. Mỗi lần làm xong thì thở ra, đoạn hít vào mới làm tiếp động tác khác. Nghĩa là vai trái dẫn động thở hít một lần, vai phải, cũng thở hít một lần. Hình 9-11, Động tác này cho sinh hoạt mọi khớp xương trong châu thân. Nhớ chẳng nên co gối quá thấp và chỉ nên rung động nhẹ nhàng mà thôi.

3. - Án Vận Thế

... tiếp thức trên. Song quyền mở ra thành Song chưởng, các ngón để rời, đầu ngón hơi bấu xuống, co co bấu bấu đồng thời hơi đưa tới trước và hơi đè xuống (án vận), các ngón chân cũng bấu xuống co duỗi nhẹ như các móng con gấu bấu bấu trên mặt đất vậy, hoặc con mèo co rút các móng chân của nó. Khởi đầu động tác thì hít vào, bây giờ, sau khi co co 5 lần Án vận thì thở ra. Kế chân trái bước tới trước hướng trái một bước co gối trước xuống chân sau thẳng, tựa sức xuống gối trước từ từ và Án vận bàn tay 5 lần, đồng thời mũi hít vào, chân phải lên gần bàn chân trái, thở ra, bàn tay án vận 5 lần. Đoạn chân phải bước tới hít vào. Án vận... tập 5 lần. Tức án vận tả hữu mỗi bên 5 lần tức 10 lần vừa đứng vừa bước. Hình 12-14.

4. - Kháng Kháo Thế

... tiếp theo thức trước. Song chưởng từ từ thu lại thành song quyền, rồi co cổ tay ra sau cho đầu quyền về hướng sau đoạn co tới trước, làm từ từ cũng là thế Cảm vận thế nhưng quyền chớ không phải chưởng Hình 15. thở ra, sau khi làm đủ 5 lần. Chân trái bước tới hướng trái một bước, hai cổ tay xoay từ ngoài vào theo đường xoắn, từ ngoài vào trong, lực đặt trên cổ tay cánh tay phải và hướng về phía sau. Làm 5 lần, hít hơi, chân phải bước lên sau chân trái, thân trên hơi quay sang phải. Hình 16-17.

Đoạn tiếp theo chân phải bước tới... làm hữu thức. Tức tập mỗi bên cho đều số lần với nhau. Điều quan trọng ở đây, chân rùn bước từ từ, co xoay cổ tay. Dĩ nhiên vai trầm chỏ hạ thấp.

5. - Thôi Tệ Thế

... tiếp thức trên. Song hư quyền từ từ cất lên, quyền trái phía trước quyền phải phía sau, cao ngang vai, chỏ co hạ trầm vai, dùng sức cổ tay xoay cổ tay ra phía ngoài (ngoại triền) rồi lại xoay vào trong, làm 5 lần, cổ tay hơi co thâu vào. Chân trái bước tới trước một bước, co chân ,co ngực, thóp bụng, sức phát từ Đan điền. hít hơi vào. Hai cổ tay lay động xoay 5 lần thì chân phải bước tới bên chân trái, thân thể hơi quay sang phải, biến thành quyền phải trước, trái sau, thở ra. Hình 18-21.

Đoạn chân phải bước tới... tập lại từ đầu như trên gọi là hữu thức.

6. Thâu Thức

Thu chân tay, trở về thế chuẩn bị ban đầu, làm động tác Hô hấp. Mọi Hí khác khi tập xong đến chỗ thu thức cũng làm như Hùng Hí này nên khỏi nói nữa.

Chú Ý: Phép chuyển thân xoay hướng đều dụng hông chẳng dụng thân, tức bộ từ hông xuống xoay mà thôi. Mọi thức khác cũng thế. Vậy khi luyện tập nên gia tâm để ý mà thực hành cho đúng. Nhớ là động tác cực kỳ chậm chạp, nặng nề trong sự hư linh, hoạt bát. Có được như vậy mới đúng tinh thần Hùng Hí.

Hạc Hí

YẾU LĨNH: Khinh thường an tĩnh, kỵ trọng trệ.

Hạc là loài bay lượn giỏi, khi đứng thì hiên ngang như cây tùng. Luyện Hạc Hí phải giống như vậy. Hí này phải tập đến tự nhiên (mũi hít, miệng thở hoặc cả hai cùng hít cùng thở). Ý thủ ở huyệt Khí hải, Hí này có thể khai thông Kinh Lạc. Khí hải là huyệt quan trọng, chủ trị chân khí bất túc, gầy ốm mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, Vũ gia gọi là Hạ đơn điền. Sau khi luyện Hạc Hí có căn bản có thể kết hợp sự hô hấp vận khí từ Khí hải đến huyệt Đàn Trung, khi thở ra thì khí tức từ Đàn trung lui về Khí hải. Một hô một hấp, thăng giảm. Thông thường thì thở ra tự nhiên khí dồn xuống Đan Điền tránh khí tức vọng lên quá cao. Thức Lương dực thế dùng trị bịnh rất thích nghi. (xem thêm Điểm Huyệt Thiếu Lâm Tự cùng tác giả để nhận định rõ vị trí các Huyệt trong châu thân. Môn sinh Hàm Thụ dĩ nhiên đã hoặc sẽ học Điểm Huyệt do đó rất thông bát về Huyệt Đạo, tưởng chẳng cần nói nhiều).

1. - Hạc Bộ Thế

Làm xong thế chuẩn bị, chân trái co về sát bàn chân phải, đoạn xoay qua hướng trái, hít hơi vào (Hình 22-23), chân trái buớc lên hướng trái nửa bước, mũi bàn chân trái chấm đất, chân nhón thẳng, chỏ hơi co, cỗ tay xoay từ trong ra ngoài, chưởng tâm hướng tới trước, các ngón mở ra nhưng không mở thẳng, thở ra; kế buông chỏ tự nhiên, hạ gót chân sau bước lên sát chân trước đứng tự nhiên như Hình 24-25.

Kế, chân phải bước tới trước nhón gót, hít vào, xoay bàn tay ra... tập lại như thức vừa học trên nhưng chân phải lên gọi là Hữu thức... Mắt luôn luôn nhìn bằng tới trước.

2. - Lượng Dực Thế

... tiếp theo thức trên. hít hơi vào, song chưởng đưa tréo trước bụng, chân trái bước lên nửa bước đứng thẳng trong lúc chân sau co lên trọng lượng thên thể dồn ở chân trước, song chưởng đồng thời đưa vòng từ dưới lên như chim Hạc cất cánh, lòng chưởng chiếu xuống đất, lưng chưởng cao ngang đầu (tay đưa hình dợn sóng). Chân phải bước lên sát chân trái, hạ song chưởng xuống tréo nhau trước bụng, thở ra (Hình 26-29).

Kế, chân phân bước lên tập lại như thức đã tập gọi là Hữu thức.

3. - Độc Lập Thế

... tiếp theo hình 2. Hít hơi vào, song chưỏng đưa lên hai bên, cao ngang đầu, đồng thời gối trái co lên, bàn chân duỗi thẳng, chân phải đứng thẳng như hình 30-31. Dừng lại 8 giây đồng hồ, kế đặt chân trái xuống trước, hướng trái, chân phải bước tới sát chân trái, song chưởng hạ xuống tréo nhau trước Đan điền, thở ra. Hình 32.

Kế, hít hơi vào, chân phải co lên, song chưởng đưa lên... như thức đã tập trên gọi là Hữu thức.

4. - Lạc Nhạn Thế

... tiếp theo thức 3. Hít hơi vào, chân trái bước qua gối phải, rồi toạ xuống như hình 33-34, song chưởng đưa vòng lên hai bên cao ngang đầu, nhưng ngang đầu xong hạ xuống ngang vai, kế, hạ chỏ cho cánh tay hình sóng, mắt quay nhìn qua trái về phía sau. Tiếp theo đứng lên, hai tay hạ xuống tréo nhau trước bụng dưới, thở ra, chân phải bước tới sát bên chân trái. Hình 35.

Kế, chân phải bước qua khỏi chân trái, toạ xuống tréo chân, hai tay đưa tréo lên, hít vào... như động tác vừa học trên gọi là Lạc Nhạn Hữu thế. Quan trọng chỗ hít vào, đưa tay lên, trụy chỏ xuống, nhịp nhàng và dịu dàng.

5. - Phi Tường Thế

... tiếp theo thức 4. Hít hơi vào, chân trái bước tới hướng trái nửa bước, chân phải đưa thẳng về sau, duỗi thẳng bàn chân cho mũi bàn chân chỉ thẳng xuống đất, thân đổ nghiêng tới trươc, song chưởng đưa tréo lên, chưởng phải xiên tới trước 45 độ cao ngang đầu, chưởng sau hướng 45 độ về sau cao ngang hông, hai cánh tay thành đường thẳng xiên như hình 36-37. Đứng thẳng người dậy, hạ chân sau tới sát chân trước, song chưởng hạ xuống tréo nhau trước Đan điền, đồng thời Thở ra. Hình 38.

Kế, chân phải bước tới nửa bước, chân trái đưa ra sau, hai tay dang ra như cánh nhạn bay qua tường... tập giống ý thức vừa học, gọi là Hữu thức.

LƯU Ý: Tập tuần tự từ động tác 1-5 rồi trở lại, mỗi lần bước tới là hít, hạ chân xuống là thở. Tùy sức tập từ 1-5 Hí.

Lộc Hí

YẾU LĨNH: Thư triển ngân dương, kỵ không tự nhiên.

Nai là loài có thân thể tự nhiên, nên luyện Lộc Hí phải để thân tự nhiên, tâm tùng đều tĩnh. Luyện Lộc Hí thở từ khe răng mà hít vào tức cần hai hầm răng khít nhau mở môi hít vào, và thở ra cũng qua kẻ răng nghe tiếng gió xì. Hí Lộc chủ luyện lặc (gân). Cổ nhân cho Nai là loại vật hiền chạy giỏi, gân mạch rất tốt, giỏi vận dụng Vĩ lư (xương đuôi) cho nên tập Lộc Hí cho giao hòa hai kinh Nhâm Đốc, giúp thân vô bệnh trường thọ.

1. - Lộc Bộ Thế


Làm xong thức chuẩn bị trở về đứng như hình 39. Hít hơi vào qua kẻ răng, đưa chân trái qua sát chân phải rồi chuyển chân bước sang trái nửa bước, song chưởng theo chân án bằng chưởng tâm xuống, chỏ hơi co về sau, gót chân trái chạm đất trước, rồi từ từ trong vài giây mới hạ từ từ gang bàn chân mới đến mũi bàn chân chấm đất, mắt nhìn bằng tới trước. Hình 40-41, thở ra theo bước chân hạ xuống từ từ. Kế hít hơi vào, cất mũi bàn chân lên từ từ xong hạ xuống thở ra, chân sau bước lên sát chân trước như hình 42-43-44.

Kế, thở ra, chân phải bước lên, gót chạm đất rồi từ từ hạ mũi bàn chân xuống, lại cắt mũi bàn chân lên hạ xuống một lần nữa, lực dồn lên chân trước, hai chưởng ấn bằng xuống, mũi chưởng hướng tới trước... là Hữu thức.

Điều quan trọng là làm từ từ động tác cất mũi bàn chân và hạ xuống trọng lực dồn quán tới cổ chân, miệng thở hít qua khe răng phát tiếng xì xì...

2. - Đình Thân Thế

... tiếp thức trên. Hít hơi vào, hai đầu gối hơi co, chân trái bước tới trước một bước dài co gối trước xuống thành Cung tiên tấn (làm chậm) cổ tay co lại mũi chưởng hướng về sau, rồi từ từ bật tới trước chỏ hơi co, thân trên hơi chồm tới trước. Chân sau bước lên sát chân trái trước để chưởng trở lại như lúc ban đầu, thở ra. Hình 45-48.

Kế, chân phải bước tới trước thành Cung tiên bộ, hít hơi vào, bật cổ tay lên xuống... rồi chân trái bước lên sát chân phải, thở ra, là Hữu thức.

Quan trọng là bước lên chân trụ chặt xuống mặt đất mà sức trụ phải từ nhẹ đến nặng dần, tay bật chưởng lên xuống cũng chậm theo lực nơi chân.

3. - Thám Thân Thế

... tiếp theo thức 2. Cổ tay co về sau như hình 49. hít hơi vào từ từ, chân trái bước tới thành Cung tiên bộ, song chưởng cất lên, hai tay tới song song cao ngang vai, chân phải bước tới sát chân trái, song chưởng hạ xuống và thở ra như hình 50-51.

Kế chân phải bước tới, hít hơi, cất tay lên... làm lại từ hình 49 đến hình 51, gọi là Hữu thức. Quan trọng là vận động hai tay và chân bước tới nhịp nhàng với hơi thở ra cũng như hít vào.

4. - Hồi Đầu Thế

... tiếp theo thức 3. Hít hơi vào, chân trái bước tới thành Cung tiên bộ, song chưởng đồng cất lên như Thám thân thế, ngưng vài giây, tay phải co chỏ, hạ chưởng phải xuống kế hông phải, đầu quay nhìn về phía dưới mông (vĩ lư) đoạn xoay trở lại đưa tay lên theo đường cung song song với tay trái; chân phải bước tới sát chân trái, thở ra và hạ song chưởng xuống. như hình 52 đến 57.

Kế, chân phải tiến lên hít vào, đưa song chưởng lên, co tay trái, quay đầu qua trái nhìn xuống mông vĩ lư, quay lại đưa tay trái lên song song với tay phải, chân trái bước tới chân phải, hạ tay xuống, thở ra. Gọi là Hữu thức. phải làm liên lạc các động tác như kéo dây thun, chỉ dừng ở chỗ cao điểm 8 giây đồng hồ. Phải cực uyển chuyển, chẳng thể làm như người máy.

5. - Dâng Đào Thế

... tiếp theo thức trên. Khuỵu hai gối xuống, song chưởng ấn xuống, ra sau, thở ra như Hình 58-59, chân trái nhảy tới chân phải nhảy theo sát chân trái, mủi bàn chân chạm trước kế gót xuốn sau, song chưởng co bạt về sau, đoạn đưa lên trước theo đường dợn sóng, hai cánh tay song song nhau, rồi đưa lên nhưng gối hơi co, hít vào như hình 59-60-61. Làm lại từ đầu với chân phải nhảy tới trước...

Hổ Hí

YẾU LĨNH: Dũng mãnh cương tay, kỵ sợ hãi.

Hổ là chúa Sơn Lâm, tập Hổ hí phải biểu dương thần thái này. Như thần phát ở mặt, uy phải ở trảo (ngón tay), thần uy bức nguwòi, hét gầm làm kinh người. Dùng sức trong cương có nhu. Động tác khi động làm như gió bão, khi tịnh, yên như mặt trăng in đáy nước. Luyện Hổ thức sẽ tăng cường thể lực thấy rõ. Luyện Hổ hí, hít vào bằng miệng ngậm hơi gió qua kẻ răng, thở ra hả miệng nhỏ có tiếng "khè" hay "Há". Ý đặt ở Huyệt Mệnh Môn sau eo lưng (xem bản đồ Huyệt Thiếu Lâm Tự) (còn gọi là Hậu Đơn điền huyệt). Ý thủ (trụ) nơi Mệnh môn tăng cường xương cốt, bổ tĩnh và làm động khí giữa Thận.

Nên luyện Hổ Hùng đi đôi vì Hổ chú trọng Cương lực, Hùng như lực, Hùng bổ Tỳ Vị, Ý thủ ở Đan điền. Phải hợp được động tác Hổ Hùng thì hoàn toàn tốt đẹp vậy.

1. - Hổ Bộ Thế

Thực hành thức chuẩn bị xong, chân trái đưa về sát chân phải, rồi cả hai bàn chan đồng xoay về hướng trái, gối rùn xuống, song chưởng biến thành song hổ trảo (các ngón xòe ra và co lại) đồng thời co chỏ, mắt nhìn bằng tới trước, thở ra; chân trái tiếp bước lên hướng trước nửa bước như hổ bộ (cọp đi, cả hai chân cong cong không thẳng) hai bàn tay bấu mạnh xuống hai bên đùi, chân cũng bấu các đầu móng chân xuống đất, chăm chú 8 giây đồng hồ rồi chân phải bước tới sát chân trái, hít hơi vào, thân thể và tứ chi buông lỏng, như hình 62 đến 65.

Kế, chân phải bước tới trước, hai trảo bấu xuống, chân bấu... tập lại thức trên từ đầu tới cuối gọi Hữu thức.

2. - Phát Uy Thế

... tiếp theo thức trên. Hai trảo cào về sau một cái ngang thắt lưng thở ra kêu tiếng "Há", chân trái bước tới một bước, chân trước co xuống, thân trên hơi chồm tới cho mặt và gối ngay nhau, vai và lưng nhô lên, mắt nhìn bằng tới trước song trảo ấn xuống đồng thời hít hơi vào qua kẽ răng. Chân phải bước tới sát chân trước, co nhón gót như hình 66-67-68.

Kế, chân phải bước tới, bộ dạng giống như thức vừa tập trên từ hình 66-68, gọi là Hữu thức.

3. - Xuất Động Thế

... tiếp theo trước. Song trảo xoay ra ngoài rồi quàu tới (chụp, bấu) một cái xong co chỏ để song trảo cao ngang thắt lưng như hình 69. Thở ra, miệng mở vuông hình chữ Tứ, phát ra trong "Há" . Chân trái bước tới trước một bước, gối cong xuống thành Hổ bộ, thân trên chồm tới, eo lưng vươn lên, song chưởng trảo từ trong bấu ra ngoài một cái rồi trở về vị trí cũ, hít hơi vào qua kẻ răng, chân bấu xuống đất (bấu bấu vài lần), chân sau phải bước tới sát chân trước, hai tay thuận thế bấu xuống một cái như hình 70-71.

Kế, chân phải bước tới, bấu bấu giống như thức vàu diễn gọi là Hữu thức.

4. - Phốc Án Thế

... tiếp theo thức trên. Hai bàn tay quàu ra hai bên một cái rồi thu về vị trí bên hông, thở ra có tiếng "Há". Chân trái bước tấn tới thành Hổ bộ, thân trên chồm tới, eo lưng vươn lên, đồng thời song hổ trảo "vớ" tới truwóc thấp hơn vai như hình 73. Xong cào trở xuống vị trí cũ, hít vào qua kẻ răng, chân phải cũng bước tới sát chân trái, xã kình đúng như hình 74. Mắt nhìn bằng tới trước có uy (tức nhìn có hàm ý phát uy).

Kế chân phải bước tới hổ bộ sau khi hai tay đã quàu vòng hai bên bàng cổ tay... làm giống y như trên, gọi là Hữu phốc Án thế (hình 72-74 chỉ đổi chân).

5. - Hổ Đấu Thế

... tiếp theo thức trước. Hai trảo xoay cổ tay quàu về một cái rồi trở lại vị trí cũ, nâng thắt lưng lên (nhón người lên) thở ra có tiếng "Há", chân trái bước thành Hổ bộ, cằm thu vào gần cổ, trụy mông xuống nhưng eo lưng cố vươn lên, thóp bụng. Song trảo đồng lúc vớ (vồ) tới, từ trong ra tay trái ngoài tay phải trong, trảo cao ngang vai, trảo tâm hướng tới trước, trảo phải ngang ngực ngay giữa ngực như hình 76. (Vồ thật mạnh như cọp vồ mồi). Dồn sức nơi trảo tâm giữ đây 8 giây, hai chân bấu càu càu xuống đất (mang giày cũng cứ càu các ngón trong giày, tưởng như đang xàu xuống đất) đồng thời hít hơi vào, chân phải bước len sát chân trái, mũi bàn chân chấm đất, gót nhô lên, song trảo quay về hai bên mông, gối chân co xuống tự nhiên như hình 77. Mắt nhìn bằng tới trước có uy.

Kế, song trảo quàu ra hai bên, chân phải bước tới... làm lại từ đầu thức trên như hình 75 đến 77, chỉ khác bên, gọi là Hữu Hổ Đấu Thế.

Điều quan trọng nên lưu ý là quàu tay hổ trảo lực dần ra ngón tay, vận dụng cổ tay, các ngón cong cong như móng cọp, chân quàu quàu xuống đất như cọp cào đất. Ý định phát lực ra ngón tay và ngón chân. Vồ tới mau và mạnh như cái chụp của con cọp đấu nhau vậy. Toàn bộ Hổ trảo này nếu được tập thêm Điểm Pháp của Thiết Sa Chưởng thì mỗi cái vồ đến chết người.

Hầu Hí

YẾU LĨNH: Cơ cảnh, mẫn tiệp, kỵ thế cứng đơ.

Vượn, tính thích động, leo trèo nhảy nhót linh hoạt. Khi luyện Vượn động (Viên hí) phải mô phỏng theo tính thiên động của nó, động trung hữu tĩnh, tức bên ngoài động mà bên trong tinh thần yên tĩnh. Luyện vượn hí hít hơi từ từ qua kẻ răng và thở ra bằng miệng hé mở như thổi hơi sương rất nhẹ từ tốn. Ý thủ ở Đan điền như Hùng Hí. Viên hí luyện thần, luyện giỏi tốt thần an tịnh mà thân linh hoạt vô cùng.

1. - Viên Bộ Thế

Thực hành thế chuẩn bị xong, đúng như hình 78, song chưởng các ngón để rời không vận lực. Khép chân trái vào sát chân phải rồi chuyển hướng qua hướng trái, hai đầu gối co xuống hơi hơi, song chưởng co về sau như hình 79. Chân trái bước tới hướng trước, hsit vào qua kẻ răng, chân trái chạm nhẹ mũi bàn chân xuống đất, gót nhón lên, chân sau hơi khuỵ xuống thành tọa cung bộ, cằm thu về gần cổ, rút cổ, nhún vai rồi hạ xuống liền, mắt nhìn bằng tới trước thở ra. Chân phải bước tới sát chân trái nhón gót, hạ song chưởng xuống hai bên đùi như hình 81. Xem hình 78 đến 81.

Kế, song chưởng phủi ra sau, chân phải bước tới... làm lại từ đầu như hình 78-81, gọi là Hữu thức. Quan trọng là phải giữ cổ tay và bàn tay thật nhẹ nhàng linh động không hề có chút sức nào, lực trong bàn tay như sợi tơ nhỏ, có mà như không, chân cũng linh động, thân ở yên dưới Đơn điền.

2. - Vọng Lộ Thế

... tiếp theo thức trên. Hít hơi qua kẻ răng, song chưởng phủi nhẹ (câu) ra sau như hình 82, chân trái bước tới truwóc nửa bước, chạm mũi bàn chân xuống mặt đất, co bộ khỉ đi, chưởng trái đưa vào trước bụng rồi đá lên trên trước trán cao hơn mắt, lòng chưởng úp xuống, mắt nhìn thẳng tới trước nhưng liếc qua liếc lại thấy cả hai bên, như hình 83, trong lúc chẳng phải đưa về sau một chút, thở ra qua kẻ răng (môi hở hé). Đoạn chân phải bước tới nhón gót kế chân trái, chưởng trái hạ xuống bên đùi, chưởng phải cũng trả lại như hình 84. Sức lực hư không gọi là hư chưởng.

Kế, chân phải tiến lên, chưởng trái biến thành câu nhẹ (chưởng khép các ngón tay lại) ra sau, tay phải để lên trước trán, mắt nhìn tới như dò đường (vọng lộ)... tập như hình 82-84 gọi là Hữu thức.3. Hiến Quả Thế

... tiếp theo thức trước. Hít hơi vào qua kẻ răng, chân trái bước tới trước thành hầu bộ, song câu biến thành song chưởng từ duwói xoay ngửa nâng lên cao ngang mắt, chỏ co, như hình 85-86 (giống kẻ bề tôi ngày xưa dâng của lên bề trên) thân rùn xuống, ngẩng mắt nhìn khoảng giữa hai bàn tay, ngưng 8 giây, rồi thở ra qua kẻ răng có tiếng "hài" hay hải". Xong chân phải bước tới sát chân trái, song chưởng từ trên cao xoay cổ tay hạ (khều, quàu) nhẹ xuống hai bên đùi như hình 87.

Kế, chân phải tiến lên... hít hơi... làm lại từ thức trên từ đầu, gọi là Hữu thức. Nhớ chân tay cùng lúc, nhịp nhàng, thở từ từ điều nhuận.

4. - Trích Đào Thế

... tiếp theo thức trên. Mím môi tròn nhỏ hít hơi vào qua kẻ răng (ghe mắt), chưởng câu ra sau mông một tí như kình 88. Chân trái bước tới thành hầu bộ, song câu từ sau, dưới đưa lên thành chưởng, trái cao, trước, phải sau, thấp, lòng chưởng đều hướng tới trước như rứt trái cây vậy; hai chưởng một trên một dưới nhưng rất gần nhau như hình 89. Thở ra chân phải bước tới sát chân trái, co gối song chưởng hạ xuống hai bên đùi như hình 90. chân phải tiến lên, song chưởng thò tới... như hình 89... tức là làm lại từ đầu thức trên, gọi là Hữu thức.

5. - Đào Tàng Thế


... tiếp theo thức trên. Hít hơi vào, câu chưởng ra sau như hình 91, chân trái bước tới mạnh hầu bộ, chưởng câu phải quơ vòng vẹt bên phải theo mũi tên hình vẽ mắt ngó về sau vai phải, chưởng trái quơ vòng từ ngoài lên vòng trở vô trước ngực, chưởng tâm chiếu vào trước ngực, như hình 92 (giống khỉ vạch cành cây để trốn lánh người). Thở ra, chân phải bước tới sát chân trái, co gối, song chưởng câu quơ vào trước bụng (rún) rồi đè (ấn) nhẹ xuống trước, mũi song chưởng song nhau, mắt nhìn tới trước, hai gối co xuống khum khum. Hình 93.

Kế, chân phải bước tới thành Hầu bộ, tay trái vẹt thấp, tay phải quơ cao mắt nhìn bên vai trái... như thức vừa học, gọi là Hữu thức.

Động tác linh động, cổ xoay qua xoay lại, mắt linh động liếc qua liếc lại. Ý đặt tại Đan điền. Phải thực hành cho đến khi linh hoạt mới thấu đáo cái Ý của bài tập này.
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn