Yoga với bệnh hen suyễn

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012


Hen suyễn là căn bệnh phổ biến của hệ hô hấp. Mọi lứa tuổi đều có thể bị hô hấp. Triệu chứng của bệnh là khó thở, đôi khi cơn hen còn làm tắc thở rất nguy hiểm.
Biến chứng dẫn đến giãn phế nang, dễ làm đứt mạch máu ngoài của phổi. Các chuyên gia Ấn Độ khẳng định: Những bệnh nhân hen suyễn tuân thủ nghiêm sự chỉ dẫn về chế độ ăn uống và luyện tập Yoga chỉ sau vài tháng tập luyện sức khoẻ đã trở lại bình thường, trong đó nhiều bệnh nhân không bị tái phát.


Nguyên tắc:
- Tập luyện đều đặn tư thế thở và các tư thế tập thích hợp chỉ dẫn dưới đây.
- Đảm bảo chế độ ăn uống thích hợp.
Về chế độ ăn uống:
- Đi ngủ sau bữa tối ít nhất 2 giờ. Mức ăn không quá 85% mức ăn được. Uống nước sau bữa ăn 1/2 giờ. Lượng nước uống mỗi ngày từ 10 - 12 cốc (2 -2,5 lít nước).
- Buổi sáng không dùng trà đặc, không uống nước trước khi chưa đi đại, tiểu tiện. Những thức ăn hay bị dị ứng tránh không được dùng.
- Không hút thuốc lá khi đói nếu chưa cai được.
- Đảm bảo ngủ 6 - 8 giờ trong một ngày. Cố gắng thư giãn thần kinh.
- Nên tắm hàng ngày bằng nước ấm, chà xát toàn thân; không xoa bóp bằng bất kỳ loại dầu nào.
Luyện tập:
Thứ tự tập các tư thế sau:
ø Tư thế thở qua miệng (Paranayama): Có thể nằm thở hoặc đứng thở.
A. Nằm thở qua 4 bước:
- Nằm thoải mái, thả lỏng toàn thân, thở ra bằng mồm cho hết chí CO2, làm liên tục và nhanh như khi huýt sáo, khí qua 2 môi.
- Hít vào chậm qua mũi, khí vào căng vùng bụng, hít tối đa.
- Ngưng hít, khép khít các ngón chân lại, duỗi thẳng ra, chân cứng, hóp dần bụng vào, bàn tay duỗi ra, cơ toàn thân rùng mình nhẹ, giữ tư thế này khoảng 3 - 4 giây.
- Thở hơi ra bằng miệng, thả lỏng toàn thân, bụng thóp lại, xả hết khí ra ngoài.
B. Tư thế đứng: Thở ở tư thế đứng tốt hơn thở ở tư thế nằm
Đứng thẳng, 2 gót chân chạm, bàn chân mở ra góc 45o, 2 tay buông lỏng thở 4 thì như tư thế nằm. Chú ý khi thở ra đầu hơi ngửa ra sau. Thả lỏng chân, khi hít vào thì co cứng bắp chân lại.
Thở qua miệng có tác dụng lọc khí, tăng sinh lực, rất công hiệu chữa bệnh hen suyễn.
ø Nằm ngửa giơ một chân (Ekopada úttan)
* Tư thế: Nằm ngửa, thẳng người, 2 gót chân chạm lại, bàn tay úp xuống sàn, thả lỏng toàn thân, thở bình thường.
* Cách tập: Từ từ giơ chân phải lên, ngón chân duỗi thẳng, cứng chân lại (chân trái thả lỏng). Hít hơi vào đồng thời giơ chân lên ở vị trí thẳng đứng. Giữ tư thế này khoảng 8 giây. Thở ra, từ từ hạ chân xuống (khoảng 8 giây thì hạ hết chân), xong đổi chân trái. Ngày làm 4 lần mỗi chân.
Tư thế này rất công hiệu trong chữa hen suyễn và dẻo khớp chân, đùi.
ø Tư thế liên hoàn (Tara)
* Tư thế: Đứng thẳng, 2 bàn chân tạo góc 45o, 2 tay khép chặt thân.
* Cách tập: Nắm chặt 2 bàn tay, hít vào qua mũi, từ từ nâng 2 tay đưa về phía trước đến ngang vai, tiếp tục hít vào sau đó nín thở, ngửa lòng bàn tay lên, giữ 2 tay thẳng song song (hình 2). Tiếp tục nín thở, úp 2 lòng bàn tay xuống đồng thời giang ngang 2 tay thành đường thẳng qua vai, mắt nhìn về phía trước (hình 3). Tiếp đến đưa 2 tay về phía trước, 2 bàn tay cách nhau 15cm đối với thiếu nhi, 20cm đối với người lớn, 2 lòng bàn tay đối diện nhau. Sau đó đưa 2 tay lên cao thẳng với thân người (hình 4). Tiếp tục nín thở và úp lòng bàn tay xuống đồng thời đưa sang ngang (hình 3), bắt đầu thở ra và buông dần 2 tay xuống trở về vị trí ban đầu, hết 1 vòng. Tuần đầu tập 3 vòng, sau đó nâng dần lên nhưng không quá 5 vòng.
Thế liên hoàn rất công hiệu cho bệnh hen suyễn và cả bộ máy hô hấp.
ø Tư thế trói cánh khỉ (Yôgamudra)
* Tư thế: Ngồi xếp bằng, hình hoa sen, đưa 2 tay ra sau, tay nọ nắm tay kia. Giữ cột sống, cổ thẳng.
* Cách tập: Thở ra từ từ, đồng thời cúi đầu xuống, hơi đưa người ra phía trước. Hạ thấp người (nếu có thể thì trán và cằm chạm sàn), từ từ nâng 2 tay ngược lên phía trước (như trói cánh khỉ), càng cao càng tốt, giữ tư thế này từ 6 – 8 giây (hình 5). Bắt đầu hít vào đồng thời hạ tay xuống từ từ, trở về vị trí ban đầu, toàn thân thả lỏng, buông 2 tay nghỉ 6 – 8 giây, tập lại lần 2 là xong 1 ngày tập.
Tư thế này rất công hiệu cho hen suyễn, cột sống, dạ dày, táo bón.
ø Tư thế uốn ngửa chống tay (Ushtra)
* Tư thế: Trải thảm mềm trên sàn, ngồi gập 2 chân lại ở đầu gối, 2 chân cách nhau 15cm, sau đó quỳ trên 2 gối, bàn chân duỗi thẳng chạm sàn.
* Cách tập: ở tư thế quỳ, 2 tay nắm giữ 2 cổ chân, ngón tay cái ở phía trong. Thở bình thường cả quá trình tập. Ngẩng đầu và cổ ra sau đến mức chịu được . Giữ tư thế này trong 8 giây, sau đó trở lại tư thế ban đầu, theo quy trình sau: Buông tay trái trước, đưa thẳng lên bên trái của thân, tiếp đến buông tay phải, quỳ gối đặt mông lên 2 lòng bàn chân, hết 1 vòng. Ngày tập 2 vòng nhưng không quá 4 vòng.
Chú ý: Bệnh nhân đang bị ho thì tập tư thế này vừa phải.
ø Tư thế thè lưỡi (Simha)
* Tư thế: Ngồi trên thảm mềm. Quỳ trên 2 đầu gối, mông đặt trên 2 lòng bàn chân. Giữ người thẳng, nhìn về phía trước, úp 2 lòng bàn tay lên 2 đầu gối, thở bình thường.
* Cách tập: Thở ra chậm qua mũi,1 phần thở ra bằng mồm đồng thời thè lưỡi ra (cố thè hết mức), một luồng hơi thở được bật ra. Bắt đầu nín thở, xoè các ngón tay, kéo căng mắt như hoảng sợ. Giữ toàn thân thẳng cứng trong 8 giây. Hít tiếp vào, rút lưỡi vào, ngậm miệng lại và thở ra. Thả lỏng toàn thân trở về vị trí ban đầu. Lặp lại tư thế trên 2 - 4 vòng/ngày.
Tư thế này nổi tiếng về chữa hen suyễn, ngoài ra còn chữa được bệnh đau họng, mất tiếng, sưng Amêđan.
ø Tư thế cây nến (Sarvanga)
* Tư thế: Nằm ngửa trên sàn, lòng bàn tay úp xuống, thả lỏng toàn thân, thở bình thường.
* Cách tập: Duỗi thẳng các ngón chân và co cứng lại. Hít vào đồng thời từ từ đưa 2 chân thẳng lên. Khi chân ở vị trí thẳng đứng, đặt 2 lòng bàn tay dưới mông, dùng sức đẩy của 2 tay nâng toàn thân dưới lên, thở ra, 2 chân gấp lại tại khớp chân (H9). Hít vào từ từ nâng tiếp thân dưới lên, đưa chân thẳng lên đến mức cao nhất (H10). Giữ khoảng 15 giây trong tuần đầu, sau đó nâng dần lên 3 phút; trở lại tư thế ban đầu.
Tập Yoga chữa bệnh hen suyễn đòi hỏi người bệnh phải tập chăm chỉ, thường xuyên hàng ngày. Kiên trì tập từ dễ đến khó, không được bỏ qua tư thế nào cả. Người mới bị bệnh hoặc bệnh chỉ ở thể hen nhẹ tập trong vài tháng có thể khỏi, người bị bệnh nặng thành mãn tính có thể tập liên tục 7 - 8 tháng mới ổn định và khỏi bệnh.
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn