Để tập yoga thành côngYoga được rất nhiều người biết đến nhờ lợi ích của nó đối với sức khỏe. Tuy thích nhưng có rất nhiều người ngại bắt tay vào tập vì thấy tư thế quá khó. Làm thế nào để khắc phục được tâm lý này? Tập yoga như thế nào để hiệu quả, có nhất thiết phải đến lớp học hay tự tập theo sách? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với những người thành công trong môn tập này.
Tập yoga như thế nào để hiệu quả?Chị Nguyễn Ngọc Phương, giáo viên Trung tâm ADyoga tập yoga từ năm 2002. Chị đến với yoga sau rất nhiều năm mày mò tài liệu. Thời gian đầu chị được cô cháu gái hướng dẫn tập 1 tháng, sau đó chị tiếp tục đến Câu lạc bộ yoga để tập luyện. Dù đã quen tập một số môn thể thao khác, cơ thể đã quen vận động và khá mềm dẻo nhưng khi tập yoga có nhiều asana vẫn là thách thức và phải bỏ rất nhiều thời gian chị mới tập được, ví dụ tư thế Nửa vầng trăng. Với tư thế này, mỗi lần quỳ gối, ngửa người ra đằng sau, chị thấy chới với. Về nhà chị hì hụi lấy chăn bông quỳ gối xuống và ngả người vào chăn, hoặc nhờ các con lấy tay đỡ lưng giúp, tập dần, tập dần, cuối cùng chị thành công. Ngoài chăm chỉ tập luyện, chị còn tích cực rút kinh nghiệm bằng cách viết nhật ký tập. Tập tư thế này thì tay đưa lên thế nào, chân duỗi ra làm sao… Dần dần, chị tập được hết các asana.
]Anh Nguyễn Thành Trung tập yoga từ năm 1995. Anh đến với yoga vì sự cuốn hút của những asana. Lúc đầu anh chỉ tập những động tác đơn giản, sau tập dần lên những động tác khó hơn. Có động tác anh phải tập trong 6 – 7 tháng mới được (như asana Trồng cây chuối). Bây giờ, bất cứ asana nào anh cũng có thể tập. "Bí quyết" của anh là kiên trì tập, từng bước một, bắt đầu từ dễ đến khó.
Bà Lý Thị Chín, 63 tuổi mới tập yoga được 3 buổi. Thường ngày, bà vẫn quen tập Dịch cân kinh, dưỡng sinh nhưng khi tập yoga bà vẫn cảm thấy khó vì bài tập rất cần sự dẻo dai. Được các giáo viên hướng dẫn, bà không ép cơ thể phải thích nghi ngay với các tư thế đòi hỏi sự vặn, xoắn. Chẳng hạn động tác vái dài yêu cầu học viên phải quỳ gối, chống bàn chân xuống sàn, mông quỳ lên gót chân, hai tay chắp cao trên đầu sau đó đổ người dần dần về phía trước. Không quỳ được trên gót chân, bà ngồi bình thường, hai chân song song với sàn nhà và tập động tác này. Bà hy vọng, sau vài buổi tập nữa, cơ khớp của bà sẽ giãn ra và các bài tập trở nên dễ dàng hơn.
Có nên tự tập theo sách?Tập yoga tại trung tâm (lớp tập yoga) sẽ bài bản hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn và tập kiên trì mà học viên khó có được khi tự tập yoga theo sách, băng đĩa ở nhà. Chị Nguyễn Thị Minh Huyền, người đã tập yoga 9 năm, hiện đang là giáo viên của trung tâm cho biết, khi đến tập ở lớp, học viên được học từ dễ đến khó, gồm 3 phần học cơ bản 1, cơ bản 2 và nâng cao. Phần học cơ bản đầu tiên dành cho những học viên chưa từng tập yoga. Qua phần học này, họ sẽ biết yoga là gì, tập yoga có lợi ích gì, thở trong yoga như thế nào. Phần học thứ 2 là tập những động tác khởi đầu, tập các asana. Các động tác asana là sự kết hợp của các chuyển động nhẹ nhàng chậm rãi của cơ thể kèm theo các tư thế kéo căng, uốn, vặn, kết hợp với hơi thở và xen kẽ với những tư thế cố định thoải mái. Sau tập asana sẽ tập các động tác xoa bóp, thư giãn. Phần học thứ 3 gồm các động tác nâng cao. Do các asana ở phần tập này tác động đến một số tuyến nội tiết như tuyến tùng, tuyến yên nên người tập có khả năng tập trung cao hơn.
Theo chị Huyền, sau khi tập hết các buổi cơ bản, học viên có thể tự tập ở nhà. Việc theo học ở lớp giúp người học "lựa sức mình" để không tập các tư thế đòi hỏi quá sự chịu đựng của cơ thể, tránh những tổn thương trong quá trình tập luyện. Hơn nữa, tập trung vào hơi thở là yếu tố rất quan trọng trong khi tập yoga, nhưng nhiều người thường bỏ qua. Đến lớp sẽ khắc phục được tình trạng này.
Còn theo chị Nguyễn Ngọc Phương, tập luyện ở lớp giúp học viên tự tin hơn. Tâm lý người học thường cho là tập yoga khó, không tập được các động tác đòi hỏi sự vặn, xoắn, nhất là ở những người có tuổi. Nắm bắt được điều này, giáo viên sẽ tùy vào độ tuổi để soạn giáo án. Những người từ 70 – 80 tuổi tập các asana đơn giản, nhẹ nhàng. Những người độ tuổi 50 – 60 lại tập các asana khác. Buổi tập thường kết hợp giữa các asana đứng, ngồi, nằm để tránh đơn điệu và nhàm chán trong học tập.
Như vậy, tập yoga không phải là quá khó nếu người tập được hướng dẫn cơ bản và đầy đủ. Sau khi đã thuần thục ở lớp, học viên có thể tư tập ở nhà hàng ngày.
Tác dụng của Yoga đến sức khoẻ Thời gian gần đây, phong trào học Yoga đang ngày càng phát triển và thu hút rất đông các thành viên theo học. Theo các chuyên gia, Yoga có tác dụng rất tốt đối với việc phục hồi sức khỏe, nhất là mang lại sự thoải mái, thư giãn trong tâm hồn.
]Theo các chuyên gia, sở dĩ Yoga có tác dụng chữa bệnh là do Yoga được thực hành chậm rãi, mềm dẻo phối hợp với nhịp thở sâu. Cách tập Yoga không tạo áp lực cho tim mà còn có thể cung cấp thêm nhiều dưỡng khí cho máu và sinh lực cho các cơ quan, qua đó có thể tăng cường chuyển hoá, kiểm soát những cảm xúc và làm cân bằng tâm lý.
Ông Dada Ar na Vananda – Chuyên gia Yoga từ Ấn độ cho biết: Tôi theo học yoga từ rất nhỏ. Ở Ấn Độ, Yoga đã phát triển mạnh mẽ và lan rộng nhiều nước trên thế giới. Bản chất của Yoga là đánh thức tiềm năng của con người. Nhiều người không biết về sức mạnh của chính bản thân mình. Yoga mang lại cho mỗi người sức khoẻ tốt và sự thư giãn, thoải mái trong cuộc sống. Những người như chúng tôi đi khắp thế giới để nói về Yoga và mong muốn mang lại sự hướng thiện cho con người.
Tại các trung tâm Yoga, cùng với dạy Yoga, người ta còn mở các buổi nói chuyện về thiền, về ăn chay, về cách giảm căng thẳng trong cuộc sống hay là tham gia vào các hoạt động từ thiện.
Nhịp sống hiện đại khiến con người có điều kiện làm việc, cống hiến hết mình nhưng cũng có khi cảm thấy mệt mỏi trước guồng quay quá gấp gáp về phía trước nhưng sức khỏe và tuổi tác lại về phía sau. Trong cuộc sống bộn bề và sôi động, Yoga đang ngày càng trở thành sự lựa chọn của nhiều người ở nhiều lứa tuổi.
Tình dục & Yoga Theo những kết quả nghiên cứu về yoga các nhà khoa học đã chứng minh yoga ngoài những tác dụng nhất định trong việc thư giãn, giữ gìn sức khoẻ còn có tác dụng tuyệt vời trong đời sống tình dục của con người.
Mối liên hệ giữa tình dục và yogaTừ lâu, yoga đã được đánh giá là có tác dụng rất tốt trong việc giữ gìn vóc dáng, ổn định tinh thần và nhất là duy trì được tuổi xuân, nhưng mối liên hệ mật thiết giữa yoga và tình dục thì mới được chú ý gần đây.
Tình dục được ví như hạt giống bí mật của cuộc sống, nó tập trung năng lực và sức sống. Vì thế, bằng những động tác và bài tập, yoga từng bước giúp con người hiểu được mối liên hệ mật thiết cũng như tác dụng rất tốt giữa yoga và tình dục. Những động tác căn bản như: duy trì nhịp thở đều, giải phóng những ức chế thần kinh… đều có tác dụng tốt và liên quan mật thiết đến cuộc sống tình dục của con người
Yoga giúp chúng ta điều khiển và cảm nhận được nguồn năng lượng cơ thể Yoga giúp chúng ta kiểm soát được mọi hành động liên quan đến tình dục và giúp bạn đi đến những hành động đúng đắn trong cuộc sống tình dục của mình.
Ngoài ra, Yoga giúp chúng ta nhận ra được bản ngã thực sự của tình dục, xoá bỏ sự phân chia ranh giới trong tiềm thức của mỗi người, duy trì những rung động tình cảm và giúp hai người đi đến cực điểm của khoái lạc. Mục tiêu của yoga là làm dịu đi những cảm xúc nóng bỏng và mâu thuẫn bên trong của mỗi con người.
Lợi ích yoga đối với chuyện chăn gối]Những bài tập của yoga có tác dụng giải phóng những năng lượng thừa có tích tụ trong cơ thể. Yoga asana (các kỹ thuật của yoga) và các bài tập duy trì nhịp thở của yoga (thiền) giúp người tập cảm nhận được sự cân bằng của nhịp tim và kiểm soát được nguồn năng lượng trong cơ thể. Vì thế khi quan hệ, người ta có thể làm chủ được nguồn năng lượng của mình để cùng hài hoà phối hợp với nhau.
Yoga còn có tác dụng giảm stress, duy trì sự ổn định về tinh thần, cũng như những tác dụng tích cực trong việc giữ gìn vóc dáng, từ đó tạo nên sự hứng thú khi quan hệ. Tinh thần thoải mái và ổn định là một trong những nhân tố tạo nên sự đồng điệu về cảm xúc.
Phòng chữa bệnh trĩ bằng yoga và bấm huyệt Trĩ là một trong những bệnh được biết rất sớm ở cả phương Tây và phương Đông. Cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của YHCT, phương pháp dự phòng và điều trị bệnh trĩ đã được nghiên cứu và phát triển rất phong phú.
Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh trĩ? Y học cổ truyền (YHCT) cho rằng đó là do các nhân tố gây bệnh bên ngoài (ngoại tà) như phong, thấp, táo, nhiệt… xâm nhập vào cơ thể làm thương tổn tràng vị, khiến huyết mạch không được lưu thông, kinh lạc bị ứ trệ, thấp nhiệt tụ lại ở đại tràng gây nên. Đồng thời, sự phát sinh bệnh trĩ còn do các nhân tố bên trong (nội nhân) làm rối loạn chức năng của các tạng phủ khiến âm dương mất cân bằng, khí huyết hư nhược, huyết dịch không thông suốt làm tĩnh mạch giãn to mà hình thành trĩ hạ. Như vậy, bệnh lý tuy biểu hiện ở ống hậu môn nhưng kỳ thực lại có quan hệ liên đới với toàn thân. Cụ thể các nhân tố thuận lợi cho sự phát sinh bệnh trĩ là:
- Do thể tạng và cấu trúc ống hậu môn, YHCT gọi là “tạng phủ bản hư”.
- Do viêm nhiễm, đặc biệt là bị lỏng lỵ kéo dài, YHCT gọi là “cửu tả cửu lỵ”.
- Do yếu tố nghề nghiệp phải ngồi nhiều, đứng lâu, công việc mang vác nặng nhọc.
- Do ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các đồ cay nóng, cao lương mĩ vị, uống nhiều rượu, bia, cà phê, trà đặc…
- Do táo bón, sách Ngoại khoa chính tông viết: “Nhẫn đại tiện bất xuất, cửu vi khí trĩ”.
- Do thai sản, sách Y tông kim giám viết: “Hữu sản hậu dụng lực thái quá nhi sinh trĩ giả”.
- Do dâm dục thái quá, nhập phòng khi say rượu.
YHCT rất coi trọng các biện pháp dự phòng bệnh trĩ. Mục đích không chỉ để người khỏe không mắc bệnh mà người đã mắc bệnh thì bệnh cũng nhẹ, sau điều trị không tái phát và không có các biến chứng nặng nề. Một số biện pháp dự phòng cụ thể như sau:
- Phải thường xuyên rèn luyện thể lực bằng các hình thức như tập thể dục, luyện khí công dưỡng sinh, thái cực quyền, yoga, đi bộ…, đặc biệt đối với những người phải ngồi nhiều, đứng nhiều.
- Ăn uống hợp lý và vệ sinh, tránh ăn quá no, uống quá nhiều, hạn chế các thức ăn cay nóng, quá béo quá bổ, không uống nhiều bia rượu, nên ăn nhiều rau tươi và hoa quả các loại. Đặc biệt chú trọng dùng các đồ ăn thức uống có tính thanh nhiệt nhuận tràng như cháo đậu xanh, chuối tiêu, đu đủ, rau mồng tơi, rau lang, rau rệu, thanh long, nước cam, nước ép mã thầy, bột sắn dây…
- Tránh bị táo bón: Hằng ngày nên tập thói quen đi đại tiện vào một thời gian nhất định, tốt nhất là vào sáng sớm sau khi mới ngủ dậy hoặc sau khi ăn điểm tâm. Thời gian đại tiện không nên quá lâu, không xem sách báo hoặc nghĩ ngợi nhiều khi đại tiện. Dùng hố xí “bệt” tốt hơn hố xí “xổm”. Sau khi đại tiện nên ngâm rửa hậu môn trong chậu đựng nước ấm là tốt nhất. Khi bị táo bón phải điều trị thật tích cực tránh để trở thành “kinh niên”.
- Phải biết tiết chế tình dục, không nên ham muốn thái quá. Sau khi uống rượu và làm việc nặng nhọc không nên sinh hoạt chăn gối.
- Khi bị tiêu chảy phải điều trị tích cực, dùng thuốc sớm, đủ liều, đủ ngày, đúng phác đồ, tránh để chuyển thành thể mạn tính kéo dài.
- Hằng ngày nên xoa bụng và day bấm một số huyệt vị. Cụ thể: dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải, mỗi lần 30-50 vòng, mỗi ngày 2 lần. Kết hợp dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day ấn hai huyệt: Bách hội (nằm ở đỉnh đầu, là giao điểm giữa đường nối hai đỉnh vành tai khi gấp tai và đường trục dọc đi qua giữa đầu) và huyệt trường cường (nằm ở đầu chót xương cụt), day theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần từ 3-5 phút, mỗi ngày 2 lần.
- Nên tập vận động thót cơ hậu môn lên mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 cái.
- Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng khi tỉnh giấc và buổi tối trước khi đi ngủ nên tập tư thế phòng chống bệnh trĩ: Đầu tiên, chọn tư thế nằm ngửa, ở phần thắt lưng đặt một cái gối, đệm cao phần mông. Tiếp theo, nâng cao hai chân ở tư thế bắt chéo như ngồi xếp bằng tròn. Khi nâng cao phần mông không dùng lực, thả lỏng cơ hậu môn, duy trì tư thế này trong 2-3 phút. Ở tư thế này, do mông cao hơn tim nên máu không ứ ở hậu môn trực tràng, cơ hậu môn được thả lỏng tạo điều kiện cho huyết dịch lưu thông tốt.
- Khi đói bụng nên tập tư thế yoga như sau: Đứng thẳng hai chân, thân mình hơi nghiêng về phía trước, hai tay chống thẳng lên giữa bắp đùi, hít vào một hơi dài rồi từ từ thở ra đồng thời bụng thót vào hết cỡ, kết hợp với động tác nhíu hậu môn. Giữ trạng thái này và nín thở càng lâu càng tốt. Tư thế này cũng có thể tập trong lúc ngồi thiền. Nó có tác dụng phòng ngừa bệnh trĩ rất tốt, ngoài ra còn góp phần trị liệu các bệnh lý sa phủ tạng, táo bón và di tinh. Vì tư thế này tập trong lúc đói nên còn gọi là thế “trống lòng” (uddiyana-banda).
Các biện pháp trên đây có ý nghĩa dự phòng bệnh trĩ rất tốt nếu được thực hiện một cách đầy đủ, thường xuyên, liên tục và đúng quy cách.
(Theo SKĐS)
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn