Dịch bệnh quái ác biến người thành 'xác sống'

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012
vietnamnet.vn - Cập nhật 25/03/2012 01:00:00 PM (GMT+7)
Tại miền đông bắc Uganda, một dịch bệnh bí hiểm đã biến các trẻ em thành "xác sống", tàn phá mảnh đất này.
Hình minh họa
Gần đây, bộ phim truyền hình dài tập giả tưởng của Mỹ là "Xác sống" đã khiến nhiều người kinh hãi. Nhưng trên thực tế, căn bệnh này hoàn toàn có thật, và đang hoành hành tại một góc của châu Phi.
Từ năm 2009, các quan chức y tế nước này đã nghiên cứu về các nguyên nhân gây ra căn bệnh quái ác này, nhưng vẫn chưa thành công.
Nancy Lamwaka đã bị thâm tím mình mảy vì cô bé không còn khả năng nhận ra nguy hiểm. Hầu hết các buổi sáng, Michael Odongkara đều phải đưa con gái ra khỏi nhà và trói con gái của mình vào cây. Đó điều khiến anh vô cùng đau lòng.
Căn bệnh kỳ lạ đã làm cô bé 12 tuổi mất đi khả năng về lý trí. Cô bé không thể nói, và luôn bị lạc đường. Một lần, cô bé đã bị lạc suốt trong rừng 3 ngày liền.
"Trói con bé vào cây khiến tôi đau lòng vô hạn... nhưng tôi buộc phải làm vậy vì tôi muốn cứu lấy mạng sống của nó. Tôi không muốn con bé bị lạc và chết chìm trong lửa, hoặc chết đuối trong hồ" - người cha đau khổ nói.
Lamwaka đã bị mắc một căn bệnh được gọi là 'hội chứng gà gật' hoặc còn gọi là "dịch bệnh xác sống" (chuyển ngữ một cách chính xác). Nguồn gốc của căn bệnh này vẫn chưa được phát hiện, cách chữa trị cũng vậy. Chính quyền Uganda ước tính có hơn 3000 trẻ em đã bị nhiễm bệnh này.
Căn bệnh này có tên gọi như vậy vì nó còn gây nên ra những cơn động kinh, chủ yếu nhiễm bệnh cho trẻ từ 5-15 tuổi, và hơn 200 nạn nhân đã nhiễm bệnh trong vòng 3 năm qua tại Uganda.
Hàng ngàn trẻ em ở miền nam Sudan cũng bị bệnh này.
Khi các cuộc khủng hoảng lương thực nổ ra, trẻ em bị các triệu chứng này thường bị suy dinh dưỡng và teo lại cả về thể chất và tinh thần.
Lamwaka đã bị động kinh hơn 5 lần mỗi ngày trong suốt 8 năm qua và cơ thể em trở nên tàn tạ. Người cha đau khổ không thể giúp được gì cho em.
"Khi còn biết nói, con bé chỉ muốn ăn. Giờ thì nó chỉ với tay. Tại sao điều này lại xảy ra?" - Micheal nói.
Hội chứng này từng được ghi lại vào năm 1962 ở Tanzania. 15 năm sau đó, các nhà nghiên cứu vẫn không hiểu đó là bệnh gì.
"Chúng tôi có cả một bản dánh sách dài những thứ không gây ra bệnh dịch này. Nhưng lại không có được nguyên nhân chính xác là gì" - Scott Dowell - giám đốc bộ phận bệnh dịch toàn cầu và phản ứng khẩn cấp của Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch (CDC) cho biết.
Những trẻ bị nhiễm bệnh này thường dễ bị tai nạn, chẳng hạn như bị rơi hoặc bị bỏng vì không còn khả năng nhận biết.
Từ khi bị nhiễm bệnh, Lamwaka đã bị rất nhiều tai nạn. Cơ thể em đầy các vết bầm tím do bị ngã và tay bị bỏng suốt vì toàn bị ngã vào lửa khi bố mẹ đi vắng.
"Con bé không hề biết là nó đang bị bắt lửa và đang bị cháy, cho tới khi có ai đó đưa nó ra khỏi đống lửa" - Micheal thừa nhận rằng anh đã không đưa con gái tới khám ở chỗ bác sĩ nữa.
"Kể cả khi họ đưa thuốc cho chúng tôi thì tôi cũng không nghĩ là nó có tác dụng gì nữa".
Ngồi cạnh đó là bà của bé Lamwaka, bà Jujupina Ataro, 72 tuổi. Bà có 3 đứa cháu bị bệnh này và suốt ngày chỉ lo tắm rửa, cho lũ trẻ ăn. Bà nói rằng các hàng xóm và bạn bè của bà cũng có trẻ bị bệnh này.
"Tôi biết rất nhiều nơi trong khu vực này. Nếu bác sĩ đến thì bạn sẽ thấy .... có biết bao nhiêu người [nhiễm bệnh], không thể nào đếm được. Đó cứ như thể cả thế hệ này đang bị hủy diệt vậy".
  • Lê Thu (theo Pravda)
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn